Quy Trình Bảo Dưỡng Hệ Thống PCCC Theo Tiêu Chuẩn Nhà Nước
Một trong những hệ thống quan trọng đảm bảo an toàn, tránh rủi ro của tòa nhà là hệ thống phòng cháy chữa cháy. Để hệ thống này hoạt động tốt thì anh/chị cần tiến hành bảo dưỡng định kỳ. Vậy quy trình bảo trì hệ thống PCCC diễn ra như thế nào? Mời anh/chị cùng tìm hiểu qua bài viết sau
1. Quy định về bảo trì hệ thống PCCC
Theo thông tư 52 và TCVN 5738/2001 đã quy định:
Việc bảo trì, bảo dưỡng PCCC tự động và các phiên bản tự động phải được tuân theo tiêu chuẩn và hướng dẫn của các đơn vị có chuyên môn, uy tín cao.
Hệ thống báo cháy cần được đánh giá chất lượng, chủng loại trước khi lắp đặt. Hệ thống báo cháy tự động sau khi lắp đặt phải được sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền về PCCC trước khi tiến hành chạy thử.
Hệ thống báo cháy tự động cần được bảo trì ít nhất 1 lần/1 năm sau khi đi vào vận hành. Trong quá trình thử nghiệm, cần kiểm tra tất cả các chức năng, độ nhạy của hệ thống và các thiết bị báo cháy. Nếu phát hiện hư hỏng thì cần sửa, thay thế ngay.
2. Quy trình bảo trì hệ thống PCCC
2.1. Bảo dưỡng bảo trì tủ trung tâm báo cháy
Tủ trung tâm báo động cháy là nơi hiển thị thông tin liên quan đến mọi hoạt động, trạng thái của hệ thống. Khi xảy ra báo động hoặc lỗi kỹ thuật, tủ sẽ báo nơi nào xảy ra sự cố nhờ đó mà chúng ra nhanh chóng có biện pháp ứng phó kịp thời.
Tủ sẽ bao gồm các thiết bị chính như: 1 bảng điều khiển chính, các module, 1 biến thế, pin.
Công việc diễn ra như sau:
Kiểm tra, đánh giá tín hiệu của bo mạch chính của tủ trung tâm báo cháy
Kiểm tra nguồn điện của tủ trung tâm
Lập trình lại các tín hiệu điều khiển trong trường hợp cần thiết
Vệ sinh, thổi bụi các tiếp điểm trên tủ trung tâm
Chạy kiểm tra toàn bộ chức năng của tủ
2.2. Bảo dưỡng bảo trì hệ thống cáp tín hiệu báo cháy
Cáp tín hiệu hay còn gọi là cáp điều khiển tín hiệu được dùng để truyền tải tín hiệu, âm thanh và hình ảnh. Quy trình bảo trì sẽ bao gồm:
Kiểm tra, đánh giá các cáp tín hiệu
Kiểm tra các đầu nối cáp tín hiệu
Cập nhật sơ đồ thiết bị trong trường hợp cần thiết
2.3. Bảo dưỡng bảo trì hệ thống bơm chữa cháy
Bơm chữa cháy trong bảo trì pccc là một thiết bị công nghiệp quen thuộc dùng để dập tắt đám lửa. Nó được lắp đặt có 1 đường kết nối, một ống dẫn ngầm đến hồ nước, bể nước. Khi có cháy thì bơm sẽ tạo ra một áp lực để hút nước liên tục từ bể chứa. Quy trình bảo trì như sau:
Kiểm tra, đánh giá các tủ điều khiển bơm chữa cháy
Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho hệ thống bơm chữa cháy
Kiểm tra tình trạng quá tải và quá nhiệt của bơm
Kiểm tra các thiết bị liên quan đến hệ thống bơm như CB, Rơ le, bộ sạc…
2.4. Kiểm tra, bảo dưỡng bảo trì hệ thống đường ống cứu hỏa
Đường ống cứu hỏa được lắp đặt xung quanh công trình đưa nước đến các khu vực cần nước áp lực cao để chữa cháy. Hầu hết, các đường ống chữa cháy đều có thể chịu được áp lực cao và có thể đảm bảo được khả năng vận chuyển nước chữa cháy. Công tác bảo dưỡng bao gồm:
Kiểm tra và khắc phục tình trạng rò rỉ nước (nếu có)
Kiểm tra các vị trí khóa nước
Kiểm tra tình trạng hoạt động của đồng hồ đo áp suất nước
Kiểm tra, khắc phục lỗi tại hệ thống vòi phun nước (nếu có)
2.5. Bảo dưỡng bảo trì hệ thống chữa cháy Sprinkler
Hệ thống chữa cháy Sprinkler sử dụng đầu phun kín luôn ở chế độ thường trực. Các đầu phun này sẽ hoạt động khi nhiệt độ môi trường đạt đến giá trị kích hoạt cài đặt sẵn. Quy trình bảo trì gồm:
Kiểm tra chức năng và vệ sinh hệ thống Sprinkler
Kiểm tra, đánh giá van nước và chuông báo của trạm bơm nước
Xả nước cũ và thay nước mới
2.6. Bảo dưỡng bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống chữa cháy bán tự động được lắp đặt tại vách tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy. trạm bơm cấp nước chữa cháy được nối với hệ thống hóng lấy nước vách tường. Công việc bao gồm:
Kiểm tra, đánh giá các cuộn vòi bằng cách xem xét bằng mắt và chạy thử chế độ phun nước
Kiểm tra và khắc phục các lỗi phát hiện đối với các van nước
2.7. Bảo dưỡng bảo trì hệ thống trụ nước
Đây là thiết bị chuyên dùng được trang bị theo xe chữa cháy nối với tru ngầm để lấy nước. Quy trình bảo trì bao gồm:
Kiểm tra, đánh giá tình trạng của tất cả các trụ nước
Xả thử nước, kiểm tra van và thay thế nước mới
2.8. Bảo dưỡng bảo trì hệ thống bình chữa cháy cầm tay
Bình chữa cháy cầm tay CO2 hay còn gọi là bình chữa cháy bằng khí Carbon Dioxite (CO2) khi phun không lưu lại chất chữa cháy trên vật. Do vậy, nó được dùng để dập đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm. Quy trình bao gồm:
Kiểm tra, đồng bộ áp suất các bình chữa cháy cầm tay
Kiểm tra, đánh giá các niêm phong chì
2.9. Bảo dưỡng bảo trì hệ thống đầu dò khói
Đầu dò khói hay còn lại là đầu báo khói có nhiệm vụ phát hiện sớm hiện tượng cháy nổ qua đám khói trong khu vực. Quy trình bảo dưỡng bao gồm:
Kiểm tra nguồn điện, dây tín hiệu của đầu dò khói
Làm sạch các đầu dò khói và tiếp điểm
Chạy thử khả năng báo khói của từng đầu dò khói
2.10. Bảo dưỡng bảo trì hệ thống đèn chớp báo cháy
Đèn chớp báo cháy là thiết bị báo cháy quan trọng trong hệ thống báo cháy. Khi nhận được tin báo cháy từ trung tâm cứu hỏa, nó sẽ phát ra tiếng hú để mọi người sơ tán kịp thời. Công việc kiểm tra, bảo dưỡng gồm:
Kiểm tra, đánh giá nguồn tín hiệu của hệ thống đèn
Kiểm tra nguồn điện
Làm sạch và chạy thử hệ thống đèn chớp
2.11. Bảo dưỡng nút khẩn cấp báo cháy
Nút khẩn cấp báo cháy là cũng là một thiết bị thuộc hệ thống báo cháy để phát hiện đám cháy khi xảy ra sự cố hỏa hoạn. Quy trình bảo trì bao gồm các bước:
Kiểm tra, đánh giá nguồn điện, nguồn tín hiệu của hệ thống còi báo cháy, hệ thống nút khẩn cấp
Kiểm tra và làm sạch các vị trí tiếp xúc
Chạy kiểm tra và khắc phục các lỗi tìm thấy
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH TRƯỜNG PHÁT PCCC
Trụ sở : Số 5 , Ngõ 125 , Bùi Xương Trạch , Thanh Xuân , Hà Nội.
Điện Thoại : 0389990872
Email : hn5401240@gmail.com
Website :pctruongphat.vn